image banner
Tập trung triển khai các nhóm giải pháp  hỗ trợ nông dân chuyển đổi số

Với 3 trụ cột chính là Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Cùng với cả nước và thành phố, huyện An dương đã và đang triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định là 1 trong những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số mà huyện An Dương đặc biệt quan trâm, trong đó người nông dân được xác định là trung tâm của chuyển đổi số. Là một địa bàn ven đô, đang có tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp khá nhanh, nhưng  quy mô phát triển nông nghiệp của huyện An Dương còn khá lớn,  chiếm tới hơn 60 % dân cư, lao động nông nghiệp còn chiếm hơn 35% lực lượng lao động của địa phương. 

Thời gian qua, kinh tế nông nghiệp luôn được huyện quan tâm, xác định là trụ đỡ của kinh tế địa phương trong những thời điểm khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 thông qua việc bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định chính trị - xã hội. Chuyển đổi số trong nông nghiệp đã bước đầu được quan tâm, từng bước giúp nông dân và doanh nghiệp ở địa phương nâng cao năng suất làm việc, nâng cao lợi nhuận, tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao giá trị. 

Đ/c: Nguyễn Hồng Hưng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố thăm và tặng thiết bị chuyển đổi số cho mô hình trồng dưa trong nhà màng theo tiêu chuẩn Vietgap ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương

Các công nghệ, nền tảng internet vạn vật (IoT), cảm biến (sensors), dữ liệu lớn (Big Data)... bước đầu triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi… với sự xuất hiện của các trang trại có hệ thống chăn nuôi, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi khá hiện đại, trồng hoa và cây ăn quả trong nhà màng, được lắp đặt các thiết bị phân tích dữ liệu môi trường, kiểm soát nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, cảm biến nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... 

Đến nay, Hội Nông dân huyện An Dương đã triển khai nền tảng số Nông dân Việt Nam tới hơn 70% hội viên

Tuy nhiên, nằm trong bối cảnh chung của cả nước, hiện nay việc chuyển đổi số trong nông nghiệp ở huyện An Dương đang gặp nhiều khó khăn, rào cản. Mô hình sản xuất nông nghiệp trên dịa bàn huyện chủ yếu vẫn là mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị. Trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp…) chưa tương xứng. Cơ sở hạ tầng cho phát triển, ứng dụng các công nghệ mới chưa đồng bộ, kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số lượng lớn là nông dân không được đào tạo chuyên môn bài bản, mà hầu hết là kinh nghiệm được truyền từ đời trước sang đời sau; nguồn nhân lực này cũng hạn chế trong việc tiếp nhận đào tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự liên kết với nông dân còn hạn chế, nhiều sản phẩm chưa có chiến lược phát triển rõ ràng. 

Là tổ chức chính trị - xã hội, Hội Nông dân các cấp ở huyện An Dương có vai trò và trách nhiệm trong việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số và tham gia vào nền kinh tế số. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp hội cấp trên, của cấp ủy địa phương, thời gin tới Hội Nông dân các cấp trong huyện tập trung tuyên truyền thông nâng cao nhận thức của nông dân và xã hội về chuyển đổi số; phối hợp Xây dựng và kết nối các chuyên trang về chuyển đổi số, kinh tế số trên cổng thông tin và fanpage của Hội; phối hợp xây dựng ứng dụng trên di động về hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân. Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi trực tiếp, trực tuyến để giúp cán bộ Hội và hội viên nông dân hiểu, vận dụng và hình thành các ý tưởng, dự án về chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cung cấp kiến thức, các mô hình về chuyển đổi số trong nông nghiệp tới  các chủ doanh nghiệp, trang trại, mô hình kinh tế trong nông nghiệp,  thành viên các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Tham mưu phát triển Quỹ Hỗ trợ Nông dân với việc hỗ trợ các mô hình, dự án, hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp. Hướng tới mục tiêu đến năm 2025, 30% cơ sở Hội xây dựng và triển khai được ít nhất một mô hình hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân; đến năm 2030, 60% cơ sở Hội xây dựng và triển khai được ít nhất 1 mô hình chuyển đổi số cho nông dân./.

Phan Ánh

Hội Nông dân huyện

Admin
hệ thống văn bản
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0